Tổng hợp kiến thức cơ bản về các cổng logic: NOR, NAND

Tổng hợp kiến thức cơ bản về các cổng logic: NOR, NAND


Lưu ý về cổng logic

+ Nếu IC của TTL thì điện áp vào là 5V, khi đó ta có mức 1 = 5V và mức 0 là = 0V.
+ Nếu IC của CMOS thì điện áp vào Vdd  = 3V – 18V cho nên mức 1 = Vdd và mức 0 vẫn là = 0V.

Một số loại cổng logic


Cổng logic KHÔNG – HOẶC (NOR)

Ký hiệu của cổng logic NOR được biểu diễn qua hình vẽ dưới đây:
Cổng logic NOR
Cổng logic NOR
Để biết được nguyên lý hoạt động của cổng logic NOR, chúng ta hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây:
Cấu tạo cổng logic NOR
Cấu tạo cổng logic NOR
Từ sơ đồ ta có thể thấy cấu tạo của cổng logic NOR bao gồm hai đầu vào là A và B, một đầu ra là tỷ lệ nghịch của tổng A và B (1/A+B). Vì vậy, chúng ta cũng có thể ngầm hiểu với nhau rằng mạch này có hàm phủ định với mạch của cổng logic OR.
Nguyên lý hoạt động của cổng logic NOR như sau:
Trường hợp 1: Cả Diode A và B đều có mức điện áp bằng 0, tương đương với cả hai Diode không phân cực suy ra BJT ở trạng thái khóa và điện áp tại đầu ra sẽ ở mức 1 (5V).
Trường hợp 2: Diode A bằng 0 và Diode B bằng 5V thì có nghĩa Diode A không phân cực còn Diode B phân cực. Khi đó sẽ làm cho BJT phân cực nên điện áp tại đầu ra của cổng logic bằng 0 và không có dòng điện.
Trường hợp 3: Cả hai Diode đều bằng 5V, điều đó có nghĩa là cả hai Diode đều phân cực và BJT cũng phân cực theo. Vì vậy, kết quả đầu ra cũng không có dòng điện và mức điện áp bằng 0.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp điện áp của cả hai Diode đều bằng 0 thì điện áp ở đầu ra mới bằng 5V còn trong tất cả các trường hợp còn lại đều ở mức 0.

Cổng logic KHÔNG – VÀ (NAND)

Ký hiệu của cổng logic NAND được biểu diễn qua hình vẽ dưới đây:
Cổng logic NAND
Cổng logic NAND
Để biết được nguyên lý hoạt động của cổng logic NAND, chúng ta hãy nhìn vào sơ đồ dưới đây:
Cấu tạo cổng logic NAND
Cấu tạo cổng logic NAND
Cấu tạo của cổng logic NAND bao gồm 2 đầu vào A và B, một đầu ra là tỷ lệ nghịch của tích A, B (1/A*B). Không giống với các cổng logic khác, cổng logic NAND có tới 3 Diode, 2 điện trở và 1 transitor.
Nguyên lý hoạt động của cổng logic NAND như sau:
Trường hợp 1: Diode 1 và Diode 2 đều có điện áp ở mức 1 thì tương ứng với 2 Diode sẽ phân cực nghịch còn một Diode nữa sẽ có chức năng dẫn dòng từ nguồn vào Baze. Từ đó làm cho BJT phân cực thuận. Cho nên kết quả tại đầu ra sẽ không có điện áp (0V).
Trường hợp 2: Cả Diode 1 và 2 đều bằng 0. Khi đó, cả hai Diode này đều không phân cực. Suy ra không có dòng điện qua Diode 3 và điện áp đầu ra ở mức 1.
Trường hợp 3: Diode 1 bằng 5V và Diode 2 bằng 0V. Khi đó, chỉ có Diode 1 là phân cực nhưng vẫn không có dòng điện qua Diode 3 và kết quả là điện áp đầu ra ở mức 1.
Trường hợp 4: Ngược lại với trường hợp trên, Diode 1 bằng 0V và Diode 2 bằng 5V, cũng chỉ có Diode 2 là phân cực còn Diode 1 thì không. Do đó, cũng không có dòng điện qua Diode 3 và đương nhiện điện áp đầu ra ở mức 1.
Tóm lại, chỉ trong trường hợp cả hai Diode đều ở mức 1 thì điện áp cho ra mới bằng 0 còn trong tất cả các trường hợp còn lại đều cho cùng một kết quả điện áp đầu ra ở mức 1.

Trên đây là chia sẻ của HocvieniT.vn về các kiến thức cơ bản của cổng logic. Hi vọng chúng giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng máy tính cũng như học tập. Chúc bạn thành công!
Ngoài ra, nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính khác thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết mới nhất của HocvieniT.vn nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến